Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

CHỐNG CÁI GỌI LÀ "CHỦ NGHĨA CHIA RẼ VÀ CỰC ĐOAN" THỂ HIỆN DƯỚI HÌNH THỨC CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

       
Trong thời gian gần đây, trên mạng in-tơ-nét và một số ấn phẩm in, đã xuất hiện và tán phát những quan điểm sai trái, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin để từ đó phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
        Nhất là về cái gọi là “chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan thể hiện dưới hình thức chủ nghĩa Mác - Lênin”. Quan điểm này đem quy chủ nghĩa Mác - Lênin về “chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan”, đối lập với tư tưởng “đoàn kết và thống nhất của học thuyết Hồ Chí Minh”. Đây là sự quy chụp, áp đặt cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách vô căn cứ. Bởi vì chia rẽ, cực đoan không phải là bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin mà đó là tư tưởng và hành động sai lầm của những người theo chủ nghĩa chia rẽ, bè phái, tả khuynh hoặc hữu khuynh… Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học phản ánh những quy luật khách quan của thế giới, dựa trên phương pháp biện chứng duy vật với các quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể và thực tiễn chứ không phải dựa trên sự chia rẽ và cực đoan, phiến diện. Không thể đồng nhất, lẫn lộn những sai lầm đó với chủ nghĩa Mác - Lênin.

           Trên thực tế, C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất trong phong trào cách mạng. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã đưa ra khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới hãy đoàn kết lại!”. Về sau này V.I. Lê-nin bổ sung thêm: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức hãy đoàn kết lại!”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, xây dựng các chính đảng cách mạng, C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin đều yêu cầu phải đoàn kết, thống nhất để tạo thành sức mạnh của tổ chức cách mạng. V.I. Lê-nin coi giữ gìn sự đoàn kết trong đảng cộng sản như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn Đảng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, khi nào đoàn kết thì thắng lợi, chia rẽ là thất bại. Đảng đấu tranh chống lại tư tưởng và hành động cực đoan, phiến diện, duy ý chí, chia rẽ, bè phái. Coi chia rẽ, bè phái là một trong những tội nặng nhất, làm phá hoại tổ chức đảng. Tổng kết 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng đã rút ra bài học quan trọng: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đảng cũng khẳng định, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
         Có ý kiến cho rằng “ngày nay chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan làm cho Việt Nam hòa bình đã gần 40 năm, song vẫn còn bị chia rẽ”(!). Ý kiến trên đây là cực đoan, phủ nhận thực tế lịch sử. Trước kia đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau là do sự xâm lược của đế quốc Mỹ muốn xâm chiếm Việt Nam, chia cắt đất nước ta. Để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhân dân ta phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong suốt 20 năm. Đến ngày 30-4-1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được hòa bình, thống nhất. Đối với những người đã từng tham gia chế độ cũ trước đây, đường lối của Đảng và Nhà nước ta là khép lại quá khứ, hướng tới tương lại, lấy lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc làm mẫu số chung để đoàn kết toàn dân, lấy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm mục tiêu chung, làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, tôn trọng những người có ý kiến khác, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; thực hiện hòa hợp dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung... để tăng cường đồng thuận xã hội, tập hợp đoàn kết mọi người vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chỉ có những người nào sau 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước rồi nhưng vẫn “ôm mối hận thù dân tộc”, vẫn bị định kiến chi phối, không vượt qua được sự mặc cảm của quá khứ mới tách mình ra khỏi dân tộc, thậm chí tìm cách chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một bộ phận nhỏ người Việt Nam ở nước ngoài do thiếu thông tin khách quan, trung thực về tình hình trong nước, vẫn ôm hận thù với Nhà nước Việt Nam, tìm cách chống phá Đảng và Nhà nước ta, từ vu khống Việt Nam đàn áp tôn giáo, dân tộc thiểu số, vi phạm dân chủ, nhân quyền, đến vận động các thế lực thù địch tiếp tục chống phá Việt Nam. Chính những người này mới là lực lượng theo chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan.
--------------------------------------------
(1) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 28, tr. 661 - 662
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 509
(3) Hồ Chí Minh: Sđd, t. 5, tr. 312
(4) Hồ Chí Minh: Sđd, 2002, t.10, tr.127
(5), (6), (7) Hồ Chí Minh: Sđd, 2011, t. 11, tr. 97, 611, 92
(8) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 66
ĐOÀN KHẮC MẠNH



3 nhận xét:

  1. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.

    Trả lờiXóa
  2. bọn zận chủ có làm được gì cho đất nước này

    Trả lờiXóa