ĐÔI ĐIỀU VỀ NHỮNG SAI PHẠM CỦA CÁC NHÀ BÁO
Thời gian gần đây, liên tiếp có nhiều sai phạm xảy ra đối với các nhà báo, cả phóng viên mới vào nghề và những nhà báo gạo cội lâu năm có tên tuổi. Điển hình như ngày 12/5/ 2015, ông Kim Quốc Hoa, nguyên Tổng biên tập báo Người Cao tuổi bị khởi tố về hành vi “ lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân) theo điều 258 Bộ luât hình sự. Trước đó vào tháng 3/2015, ông Kim Quốc Hoa bị Ban Thường vụ Trung ương Hội người cao tuổi Việt
Tất cả những sai phạm trên đều có chung một điểm là những người sai phạm trước hết cố tình không tuân thủ mục đích, tôn chỉ của tờ báo nơi mình đang công tác, thứ hai “ quên” quyền và nghĩa vụ của người làm báo mà Luật báo chí đã qui định, thứ ba vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, mượn danh nghĩa báo chí để trục lợi cá nhân, dẫn đến vi phạm pháp luật và bị các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý, điều mà ngay cả những người dân bình thường cũng có thể hiểu được và không mắc phải huống chi là các nhà báo. Điều cuối cùng dẫn tới vi phạm là một số nhà báo mắc bệnh háo danh, thích nổi tiếng, say sưa với những thành công nhất định trong quá trình công tác, chủ quan mất cảnh giác trước những lời phỉnh nịnh của những phần tử thoái hóa biến chất trong làng báo và của cả các thế lực thù địch nên đã bước qua “ làn ranh đỏ” của pháp luật, để rồi dẫn tới sai phạm, bị pháp luật trừng trị. Đây chính là bài học đau xót,cay đắng không chỉ đối với những nhà báo bị kỷ luật cách chức, thu hồi thẻ nhà báo mà còn là lời cảnh tỉnh cho tất cả các phóng viên, cộng tác viên đang hành nghề tại các cơ quan báo chí của Việt Nam. Trước khi kết thúc bài viết này, tác giả xin trích dẫn môt số điểm được ghi trong Luật Báo chí năm 2016 để mọi người cùng rộng đường tham khảo.
Điểm 3, Điều 25 Luật báo chí qui định rõ Nhà báo có nghĩa vụ sau đây:
a, Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân. b, Bảo vệ quan quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực, đấu tranh phòng chống các tư tưởng hành vi sai phạm c, Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật. c, Phải cải chính xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc vu khống xúc phạm uy tín tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. d, Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật e, Tuân thủ qui định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Với những đóng góp to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 91 năm qua đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, các nhà báo hãy luôn suy ngẫm, tự hào tin tưởng và ra sức phấn đấu giữ vững phẩm chất đạo đức của người làm báo cách mạng, xứng đáng với lời dạy của Hồ Chủ Tịch; “ Báo chí cũng là một mặt trận, cán bộ báo chí là chiến sĩ cách mạng, cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ"."....Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa, chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ; đi sâu thực tế, đi sâu quần chúng lao động".
Thủy Tiên Trần Ngọc
Báo chí cách mạng phải thực sự là lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin truyền thông, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Trả lờiXóaai sai cũng phải bị xử lý
Trả lờiXóamọi sai phạm đều phải bị xử lý nghiêm
Trả lờiXóa